Thứ Tư, 12 tháng 6, 2013

Chiêu hồn


Trong bài Chiêu hồn, Tống Ngọc không có dịp ca ngợi vẻ đẹp nào hết như trong các bài thơ khác, nhưng ông còn dịp miêu tả. Nghiên cứu bài Chiêu hồn, Ghéquier trong “Văn học sử Trung Hoa” cho rằng Tống Ngọc chiêu hồn một ông vua. Nhưng không phải thế. Tống Ngọc chỉ làm bài thơ đó cho vui và để có dịp tả các thứ dân sống quanh nước Trung Hoa thời ấy; nhứt là dân phương Đông Nam Thọ Xuân mà chỉ có người của nước Sở biết rõ mà thôi, còn người Trung Nguyên thì không. Đây, bài thơ

 

CHIÊU HỒN

 

Hồn, hỡi hồn, về đây, đừng đi ra bể Đông

Ở đó, hàng chục mặt trời, làm chảy đá, chảy loại kim.

Hồn sẽ tiêu tan thành nước, đừng tin cậy vùng đó.

Hồn, hỡi hồn, về đây, đừng đi về hướng Tây.

Cát mềm ngàn dặm, sa mạc minh mông,

Ngũ cốc không mọc, sông hồ cạn queo,

Hồn sẽ bị đốt cháy khô nên tránh hướng đó.

Hồn, hỡi hồn, về đây, đừng đi lên miền Bắc,

Băng giá cao như núi, tuyết phủ ngàn dặm.

Hồn, hỡi hồn, về đây, đừng xuống phương Nam,

Đó là xứ rắn, mãng xà khổng lồ,

Bọn xâm trán, bọn đen răng sẽ mần thịt

Hồn để cúng tế, nấu xương hồn mà làm canh.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét